Giới thiệu

Tin tức nóng hổi về thị trường Bếp Gas sẽ được cập nhật Tại Blogspot này!

Video hướng dẫn dùng bếp ga an toàn

Hướng dẫn sử dụng bếp ga an toàn



Các lưu ý khi sử dụng bếp gas Fagor


Luu y khi su dung bep gas Fagor

Các lưu ý khi sử dụng bếp gas Fagor – Khi sử dụng bếp gas cần lưu ý xem cách sử dụng bếp gas như: kiểm tra gas và ngọn lửa, kiểm tra vận dụng trước khi nấu, vệ sinh đúng cách…
1. Kiểm tra gas và ngọn lửa:Với thiết bị bếp gas được sản xuất tại Tây Ban Nha và đạt tiêu chuẩn Châu Âu, bếp gas của hãng Fagor có thể sử dụng với 03 loại gas được sản xuất và lưu hành trên thế giới. Vì vậy cần phải kiểm tra loại gas được cung cấp có phù hợp với chủng loại kim phun gas được lắp trong thiết bị bếp hay không. Khi sử dụng thiết bị bếp gas không có hiện tượng ngọn lửa trùm ra bên ngoài vật đặt trên bếp.
Lưu ý kiểm tra gas và gọn lửa của bếp gas
Lưu ý kiểm tra gas và gọn lửa của bếp gas
2. Kiểm tra vật dụng đun nấu:
Vật dụng đúng tiêu chuẩn: Kích thước đáy vật dụng bằng kích thước kiềng bếp, đáy vật dụng phẳng, vật dụng không bị biến dạng khi đun nấu.  
Vật dụng không đúng tiêu chuẩn: Đáy vật dụng lồi ra, có thể gây hiện tượng phập phù ngọn lửa của tâm bếp.  
Vật dụng không đúng tiêu chuẩn: Đáy vật dụng lớn hơn so với kiềng bếp. Khi sử dụng có thể gây ra hiện tượng phụt gas kèm theo tiếng kêu nhỏ.  
Vật dụng không đúng tiêu chuẩn: Đáy vật dụng lõm, tròn. Khi sử dụng có thể nghiêng hoặc đổ vật dụng, gây nguy hiểm cho người sử dụng.  
Vật dụng không đúng tiêu chuẩn: Đáy vật dụng nhỏ hơn so với kiền bếp. Khi sử dụng có thể gây ra hiện tượng lửa đỏ hoặc nóng cho người sử dụng.  
Vật dụng không đúng tiêu chuẩn: Là vật dụng đun nấu có thể bị biến dạng theo thời gian đun nấu.  
3. Vệ sinh bếp gas:
Làm sạch cặn bẩn hoặc thức ăn rơi vãi trên mặt bếp sau khi đun nấu xong.  
Sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng cho bếp để làm sạch bề mặt bếp (phần kính hoặc inox).
 
Tuyệt đối không sử dụng hóa chất, nước xà phòng hoặc miếng cọ rửa kim loại để làm vệ sinh mặt bếp.  
Nếu sử dụng bếp gas có van an toàn, thỉnh thoảng phải vệ sinh đầu cảm biến nhiệt của bếp để việc đóng mở van an toàn được chính xác.  
Thường xuyên cọ rửa phần bát chia lửa và phần đế bếp. Nên dùng cây cọ vẽ nhúng vào nước có pha chất tẩy rửa để làm sạch, khi cọ rửa chú ý không được để tắc phần kim phun gas nằm giữa tâm bếp.  
4. Một số khuyến cáo cho khách hàng khi sử dụng bếp gas âm:
- Khi đun nấu không nên để trào nước hoặc thức ăn xuống bếp. Nếu hiện tượng này xảy ra có thể dẫn đến những hư hại sau cho thiết bị: Bị mọt, rỉ nắp đè kính; Bị rạn nứt, vỡ kinh đánh tia lửa điện; Bị rạn bề mặt tráng men của nắp đè lửa; chập đường điện bên trong khoang bếp gây ra việc cháy IC tạo tia lửa điện, chập tiếp điểm đánh điện gây ra hiện tượng đánh lửa liên tục.
- Không nên vận hành bếp liên tục với khoảng thời gian quá 01 giờ.
- Khi vận hành bếp cần quan sát ngọn lửa của bếp, nếu ngọn lửa không ổn định hoặc hình dáng ngọn lửa thất thường thì cần điều lại nắp đè lửa để ngọn lửa trở lại bình thường.
- Nên sử dụng bếp to để đun sôi thực phẩm, sử dụng bếp nhỏ để ninh hoặc hầm các thực loại thực phẩm cần thời gian đun lâu.
- Không nên bật lửa mồi bếp trong trường hợp điện áp không ổn định, việc này có thể gây nên hậu quả cháy IC tạo tia lửa điện do IC phải làm việc ở chế độ cưỡng bức.
- Trường hợp bếp có hiện tượng đánh lửa liên tục, cần ngắt nguồn điện nối với bếp. Sau đó lấy máy sấy thổi hơi nóng vào phần núm điều chỉnh gas. Cấp điện lại cho bếp, nếu không còn hiện tượng đánh điện nữa là được, nếu vẫn còn hiện tượng trên thì cần ngắt nguồn điện khỏi thiết bị và gọi cho Trung tâm bảo hành của hãng Fagor

Bí quyết giữ lửa xanh căn bếp an toàn

Các vụ cháy nổ gas thời gian gần đây khiến không ít người tiêu dùng lo ngại. Theo đó, nhãn hàng Shell Gas tổ chức chương trình kiểm tra, tư vấn sử dụng gas an toàn tận nhà cho tất cả khách hàng.

Shell Gas tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng gas an toàn.

An toàn cho căn bếp

Sự an toàn trong nhà bếp đến từ bình gas và cách bạn sử dụng gas trong bếp như thế nào. Điều này tưởng như rất hiển nhiên, đôi khi khiến chúng ta lơ là. Để đảm bảo sự an toàn cho cả gia đình, các nội tướng phải đặc biệt chú ý đến cách sử dụng bình gas.
Dưới đây là một số hướng dẫn "bỏ túi" sử dụng gas an toàn dành cho các "nội tướng" để giữ lửa hạnh phúc cho căn bếp của gia đình.
- Nơi cất giữ bình gas phải đặt cách bếp khoảng 1-1.5m. Trong trường hợp không gian nhà hẹp, bạn cũng không được đặt bình gas ngay dưới bếp.
- Nơi cất giữ bình gas phải thông thoáng. Cửa tủ bếp nơi cất giữ bình gas nên thiết kế hở, nếu trót kín mít thì phải luôn mở hoặc tháo cửa để thông.
- Nơi cất giữ bình gas không nên để quá nhiều đồ đạc vì như vậy sẽ dễ biến thành nơi trú ẩn lý tưởng cho chuột.
- Mỗi lần nấu nướng xong, người dùng nên khóa van bình gas. Đặc biệt trước khi ngủ phải khóa van bình gas. Cửa sổ bếp (nếu có thể) nên để mở đề phòng trường hợp gas rò rỉ sẽ chiếm hết lượng khí oxy trong nhà, gây ngạt hơi cho bạn khi ngủ.
Đội ngũ kỹ thuật của Shell Gas đến từng gia đình để kiểm tra độ an toàn.
Nếu gia đình bạn sử dụng bếp âm nên lưu ý thêm một số điều sau
- Không nên xây bệ đỡ bê tông bên dưới, điều này hạn chế, cản trở việc kiểm tra rò rỉ gas giữa ống dây dẫn và bếp mỗi khi nhân viên giao gas đến thay gas và thực hiện việc kiểm tra rò rỉ. Bệ đỡ thực chất không có tác dụng đỡ bếp mà chỉ có tác dụng thẩm mỹ bên dưới tủ bếp.
- Khi bật công tắc bếp 2-3 lần mà lửa không cháy, bạn đừng cố bật tiếp, hãy dùng quạt giấy quạt khu vực xung quanh bếp hoặc đợi một đến 2 phút sau đó hẵng bật lại bếp. Bởi trong quá trình bật công tắc bếp, tuy lửa không cháy nhưng gas vẫn thoát ra ngoài. Nếu lúc đó chúng ta vẫn bật công tắc bếp và lửa cháy, ngọn lửa sẽ bốc mạnh do lượng gas thoát ra từ những lần bật trước và có thể gây phỏng mặt. Khi tắt công tắc bếp, bạn phải chắc chắn công tắc ở vị trí đóng (Off), nếu không gas vẫn rò rỉ thông qua họng bếp.
- Mỗi khi thay gas, khách hàng nên yêu cầu nhân viên giao gas kiểm tra bằng nước xà phòng 3 điểm chính: ngay chỗ van điều áp, đầu nối giữa van điều áp và dây, đầu nối giữa dây và bếp. Bạn cũng nên giữ lại niêm màng co trong thời gian sử dụng gas phòng trường hợp có sự cố xảy ra, các công ty gas sẽ nhận diện bình gas của mình cung cấp vì trên thị trường gas giả rất nhiều.

Giữ mãi ngọn "lửa xanh hạnh phúc"

Có mặt tại Việt Nam hơn 15 năm qua, Shell Gas-nhãn hiệu duy nhất của công ty Shell tại Việt Nam là nhà cung cấp nhiên liệu đốt sạch hơn và an toàn hơn cho mọi gia đình Việt Nam. Bình gas mang thương hiệu Shell Gas đều vượt qua những kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng nhằm lọc tối đa tạp chất. Điều này giúp ngọn lửa từ bình Shell Gas luôn xanh và không làm đen (do khói và tạp chất) các dụng cụ nấu nướng.
Shell Gas tại Việt Nam có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, cung cấp cho người tiêu dùng những bình gas mang thương hiệu Shell Gas đạt tiêu chuẩn quốc tế, an toàn trong sử dụng.
Tri ân khách hàng đã gắn bó với nhãn hiệu trong suốt 15 năm qua, Shell Gas – nhãn hiệu duy nhất của công ty Shell tại Việt Nam, khởi động chương trình Shell Gas – Lửa xanh hạnh phúc. Đây là chương trình do Shell Gas thực hiện nhằm kiểm tra và tư vấn về việc sử dụng gas an toàn ngay tại gia đình của các khách hàng đang sử dụng gas của Shell Gas.
Một đội chuyên gia an toàn sẽ đến từng hộ gia đình để giúp kiểm tra an toàn bếp, sau đó tư vấn hoặc giải đáp các thắc mắc về sử dụng gas đúng cách cho người sử dụng bếp gas. Cùng với việc kiểm tra an toàn cho căn bếp của gia đình, Shell Gas còn gửi đến khách hàng món quà tri ân gồm một sổ tay an toàn gas và một tạp dề Shell Gas với mong muốn các gia đình luôn giữ mãi ngọn lửa xanh hạnh phúc.
Chương trình Shell Gas – Lửa xanh hạnh phúc được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Giai đoạn 1 sẽ bắt đầu từ ngày 13 đến ngày 25/8 với 1.000 khách hàng gas gia dụng của Đại lý Shell Gas Tâm Trinh, địa chỉ 280 Lê Lợi, TP Hải Phòng.
(Nguồn: Shell)

Phát hiện trạm sang chiết gas trái phép

Tại tỉnh Ninh Bình cơ quan liên ngành vừa phát hiện công ty năng lượng Đất Việt ở thị xã Tam Điệp đang tổ chức sang chiết gas lậu vào vỏ bình loại 12 - 13kg của nhiều hãng gas khác nhau.


Các cơ sở bất chấp nguy hiểm, ngang nhiên sang chiết gas trái phép (Ảnh minh họa)

Sau quá trình kiểm tra, tổ công tác đã phát hiện hơn 400 bình gas loại 12kg đã được chiết nạp, 2660 vỏ bình gas chưa sang chiết của nhiều thương hiệu.
Trong khi đó, công ty năng lượng Đất Việt cũng không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến việc được thuê sang chiết cho các thương hiệu gas khác.
Hiện Cục cảnh sát kinh tế, công an Tỉnh Ninh Bình và quản lý thị trường Ninh Bình đang lập hồ sơ xử lý. Khi tết nguyên đán đang đến gần, nhu cầu sử dụng gas và bếp gas du lịch tăng cao.
Vụ việc một lần nữa báo động về tình trạng sang chiết gas trái phép, nguy hiểm bất chấp tính mạng con người.

Phòng cháy nổi khi dùng bếp gas

Khi mua bếp đun nấu nên kiểm tra kỹ chất lượng bình gas, van kẹp, vị trí đặt, và việc lắp đặt của thợ, tránh tình trạng mua phải bình đã tuột van, bị sang chiết gas và việc lắp đặt gây rò rỉ.
Các thiết bị đun nấu và bình gas cần được đặt cố định tại nơi riêng biệt, thông thoáng và dễ xử lý khi xảy ra cháy. Bình gas không nên để gần nơi chất ăn mòn như mắm, muối, axit và cần cách xa nguồn nhiệt, đảm bảo nhiệt độ bên ngoài không quá 50 độ C.

Khoảng 1-2 năm/lần nên kiểm tra, làm sạch hoặc thay mới ống dẫn gas. Quan trọng nhất là duy trì thói quen ngắt đường dẫn gas khi không sử dụng và mỗi khi đun nấu phải có người trông nom. Trước khi bật, cần kiểm tra lại van gas, đã có trường hợp bếp đôi, gas thoát ra ở bếp bên trái nên khi bếp phải bật lên đã làm bùng cháy.
Khi phát hiện trong nhà có mùi tỏi nhẹ (chất tạo mùi được nhà sản xuất gas pha vào để dễ nhận biết), nên kiểm tra van và đường ống dẫn gas, phát hiện chỗ rò rỉ bằng cách xoa nước xà phòng loãng vào dây dẫn.

Nếu phát hiện rò rỉ cần tắt bếp, lấy xà phòng miếng trát vào hoặc dùng dây cao su thắt lại, sau đó di chuyển bình gas ra nơi thoáng, xa nguồn nhiệt. Nên mở tất cả cửa, dùng quạt tay, tuyệt đối không dùng thiết bị điện để xua số gas rò rỉ thoát ra ngoài, rồi báo cho đại lý và cơ quan chức năng xử lý.
Theo tintuconline

Cách sử dụng bếp gas tiết kiệm nhất

Sử dụng một cách khoa học bếp ga vừa có thể tiết kiệm được nhiên liệu, vừa giảm ô nhiễm khí thải. Dưới đây là cách sử dụng bếp ga hiệu quả

1- Điều chỉnh chiều cao ngọn lửa:

Ngọn lửa bếp ga gồm ba phần, trên, giữa, dưới. Phần giữa là nhiệt độ nóng nhất. Khi dùng không được vặn lửa quá to, chỉ cần ngọn lửa cháy quanh đáy nồi là được.

2- Nắm vững thời gian vặn núm điều chỉnh:

Nói chung, số lần vặn bật bếp ga nhiều thì hơi ga bay đi càng nhiều. Trước khi nấu ăn, bạn phải chuẩn bị đồ nấu đầy đủ như: rửa sạch rau, thái tẩm ướt thịt với các loại gia vị, tránh để bếp không.

3- Dùng đồ nấu tiết kiệm năng lượng:

Thí dụ dùng nồi áp suất để đun nấu thức ăn vừa tiết kiệm được ga, lại bớt được thời gian đun nấu, giảm tổn thất một số thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm. Đồng thời bạn cũng cần xem lượng thức ăn cần đun nấu là bao nhiêu để chọn nồi cho vừa, khỏi lãng phí ga.
Theo_VnExpress.net

Câu chuyện xung quanh căn bếp

Nói gì thì nói, bếp vẫn là quan trọng nhất trên nhiều phương diện. Bếp là trung tâm, là linh hồn của ngôi nhà; là nơi gia đình quây quần sum họp. Cũng vì thế mà bếp vẫn luôn được đầu tư nhiều nhất cả ở góc độ kiến trúc và kinh tế. Với cả kiến trúc sư thiết kế hay người sử dụng, quanh bếp luôn có nhiều câu chuyện thú vị, buồn vui…

Chuyện 1: Hướng

471 8 9 Chuyện xung quanh nhà bếp

Về mặt lý thuyết phong thuỷ, ba yếu tố quan trọng của ngôi nhà là môn – táo – chủ. Theo đó bếp (táo) đứng hàng thứ hai. Tuy nhiên thực tế nhà ở đô thị không phải lúc nào cũng có thể chọn được hướng hay vị trí cửa chính (môn), nên nhiều khi bếp là vấn đề quan trọng hơn cả. Bếp ở trong nhà mình nên dù sao cũng dễ bề xoay sở hơn. Hướng bếp luôn là một trong những yêu cầu đầu tiên gia chủ đặt ra cho kiến trúc sư – thậm chí dù chưa biết cấu trúc, mặt bằng công năng ngôi nhà; vị trí phòng bếp ở chỗ nào, tầng nào, quan hệ thế nào với giao thông và không gian khác…
Hướng bếp (cùng hướng cửa, hướng bàn thờ…) luôn là quyền phán của thầy… địa lý. Không nhiều kiến trúc sư nắm rõ về phong thuỷ để có thể giải quyết đồng bộ phong thuỷ và kiến trúc. Mà kể cả kiến trúc sư có am hiểu phong thuỷ đôi khi cũng vẫn phải theo lời phán của “thầy” coi hướng, đúng thì chả sao, khác thì e hơi… nóng mặt. Nhưng có một yêu cầu trước dù sao vẫn tốt, để có định hướng mà thiết kế. Điều dở nhất là những gia chủ đặt thiết kế trước rồi cầm bản vẽ đi coi hướng, gây rất nhiều khó khăn cho kiến trúc sư. Và nhiều trường hợp khi phương án thiết kế sơ bộ đã rất ổn, bị đảo lộn hoàn toàn cả công năng và hình thức chỉ vì điều chỉnh hướng bếp. Oái oăm hơn, có những gia chủ yêu cầu hướng chính xác từng li từng tí, chéo – lệch – xiên bao nhiêu độ. Kết quả là kiến trúc, nội thất rất vô lý và phi thẩm mỹ với những bức tường lệch, tủ bếp vẹo vọ, trong khi đất thẳng, vuông góc.
Phong thuỷ rất linh hoạt, không bao giờ cứng nhắc. Giải bài toán phong thuỷ và kiến trúc càng phải linh hoạt. Hướng có như thế nào cũng không được bỏ qua hay xem nhẹ các yếu tố chuyên môn kiến trúc: Sự tiện lợi trong sử dụng, thông thoáng – chiếu sáng tốt, hệ thống kỹ thuật đảm bảo, và thẩm mỹ.

Chuyện 2: Nơi chốn

Bếp nằm ở đâu, ở vị trí nào trong nhà? Với nhà lô phố kiểu cũ, thì môtíp thường thế này: Phòng khách và để xe phía ngoài, bếp phía trong, cầu thang và vệ sinh ở giữa. Nhưng trong những căn hộ chung cư hiện đại gần đây mới xây dựng, có rất nhiều căn hộ có bếp phía ngoài, ngay ở sảnh vào. Lý do là không gian phòng khách (sinh hoạt chung) và bếp là một không gian lớn liên thông, mà chỉ có một hướng thoáng do đặc điểm kiến trúc, nên phòng khách được ưu tiên ra sát ra phía cửa sổ, ban công, lô gia. Xu hướng gần đây bếp hay liền với không gian sinh hoạt chung để có một không gian rộng, đẹp và tiện sinh hoạt gia đình, nên bếp hay được đẩy lên lầu 1. Bởi với nhà lô có diện tích không lớn, tầng trệt không đủ chỗ cho yêu cầu để xe (bắt buộc), bếp và sinh hoạt chung. Nhưng với các bà nội trợ, việc đẩy bếp lên lầu 1 cũng có thể là điều bất tiện khi đi chợ về phải leo cầu thang (càng ngại với thang cao, nhiều bậc). Thêm nữa, thói quen và văn hoá chợ búa, ăn uống của ta khác… Tây và không bao giờ giống Tây. Làm bếp, nếu như cần… vặt lông gà, ăn ốc luộc… thì ở tầng trệt, mang ra sân, ra hiên (nếu có) vẫn sướng hơn. Nhưng – lại nhưng – nếu nhà có người ở lầu 3 mà phải xuống tầng trệt để ăn quả cũng là rất khổ. Khi đó, giải pháp đưa bếp lên lầu hợp lý hơn. Khu vực bếp gần nhà vệ sinh cũng tiện lợi nhưng bàn ăn thì không nên gần quá.
Bếp ở trước hay sau, tầng trệt hay tầng lầu tuỳ từng hoàn cảnh, tuỳ theo kiến trúc tổng thể ngôi nhà, nhưng đều phải đảm bảo thuận tiện cho sử dụng, cho giao thông và các mối liên hệ với không gian khác. Và nơi chốn của bếp, cùng bàn ăn phải ở chỗ có thể tạo được một không gian thoải mái, ấm cúng cho sự sum họp gia đình.

Chuyện 3: Kiểu, hay là phong cách

471 9 1 Chuyện xung quanh nhà bếp

Phòng bếp là một thành phần của ngôi nhà, ngay cả có ngăn cách độc lập (có vách, cửa) thì cũng phải theo phong cách chung của nhà, của các không gian khác – đặc biệt là không gian liền kề như phòng khách, phòng sinh hoạt chung. Trong bếp, tất cả mọi yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên một thể thống nhất. Để có một căn bếp đẹp, có phong cách phải tính toán kỹ càng từ khâu thiết kế, lựa chọn vật liệu, thiết bị, đồ nội thất phù hợp. Hệ thống tủ bếp hình gì, làm bằng gì, màu gì; tay nắm ra sao; rồi thì mặt đá, gạch ốp tường, màu sơn tường, trần, sàn, chiếu sáng như thế nào… Tất cả là một tổng thể không tách rời. Thông thường, hệ thống tủ bếp như thế nào phụ thuộc vào kiến trúc, hướng bếp và ý đồ sắp xếp nội thất. Mặt bằng tủ bếp có các dạng hình chính là: chữ I (1 vế), chữ L (2 vế), chữ U (3 vế), hoặc song song.
Bếp trong những căn hộ, nhà phố, biệt thự mới xây gần đây thường mang phong cách hiện đại. Có thể nhận thấy hệ thống tủ bếp được sơn màu sáng thay vì màu gỗ nâu truyền thống, cánh tủ trơn phẳng. Vật liệu mới cũng được ứng dụng nhiều như gạch thuỷ tinh mosaic, kính chịu nhiệt được ốp giữa tủ trên tủ dưới, thay vì gạch ceramic quen thuộc. Quầy bar là một thành phần gắn liền tủ bếp khá thông dụng, vừa làm chức năng ngăn chia bếp với không gian khác, vừa là nơi chuyển tiếp đồ ăn, hay là bar theo đúng nghĩa – để ngồi uống.
Với những căn bếp có diện tích tương đối thoải mái, đảo bếp – một thành phần tủ bếp độc lập nằm giữa không gian – cũng rất tiện ích cho việc gia công, soạn đồ ăn. Đảo bếp cũng là tủ chứa dụng cụ làm bếp và đồ ăn khô.

Chuyện 4: Thiết bị và phụ kiện

471 9 2 Chuyện xung quanh nhà bếp

Bây giờ, nói tới bếp, ai cũng ngầm hiểu là một hệ thống kiến trúc – nội thất – thiết bị – kỹ thuật cùng vận hành chứ không đơn thuần là một cái bếp để nổi lửa, đặt nồi. Một hệ thống bếp thông thường phải có các thiết bị sau: tủ lạnh, chậu rửa, bếp gas (âm bàn), hút mùi. Lựa chọn thiết bị phù hợp cả tính năng kỹ thuật, thẩm mỹ và kinh tế cũng không hẳn là dễ. Cách đây chưa lâu, hệ thống tủ bếp thường được thiết kế theo cách “chừa” một ô rộng khoảng 65 – 70cm để tủ lạnh. Ô này nằm ở đầu hay cuối hệ thống tủ bếp. Nay tình hình đã khác, nhiều tủ lạnh hai cánh cỡ lớn (tủ side by side) xuất hiện trên thị trường, nhu cầu người sử dụng tăng. Tủ loại này có chiều rộng trụng bình là 90cm. Vậy là rất nhiều nhà phải “chặt” tủ bếp khi “lên đời” tủ lạnh. Những thiết kế mới cũng phải tính tới điều này, và như một lẽ tự nhiên, tủ lạnh loại này hay tách rời khỏi hệ thống tủ bếp do chiều sâu lớn hơn chiều sâu tủ bếp (chiều sâu tủ bếp chuẩn là 60cm), khi đặt vào sẽ lồi ra ngoài, không thẩm mỹ.
Hệ thống tủ bếp cũng có thể tiện ích hơn rất nhiều với những phụ kiện đi kèm như tay nâng cánh, ray trượt êm, giá thông minh trong hộc tủ để đồ ăn, để dụng cụ.
Cách đây mấy hôm, trước khi viết bài này, tôi có một anh bạn gọi điện hỏi về bếp. Chuyện là anh đang xây nhà, và đến giai đoạn hoàn thiện anh thấy đơn vị thi công điện chờ sẵn cơ man nào là ổ điện ở khu vực bếp. Anh không liên lạc được với người thiết kế nên hỏi tôi sao nhiều thế. Tôi trả lời rằng phải xem cụ thể thiết kế mới biết ít nhiều thế nào, nhưng có thể nói sơ qua là cần điện cho những thiết bị sau đây: Tủ lạnh dĩ nhiên cần nguồn điện. Ở tủ bếp dưới cần nguồn cho bếp (nếu sử dụng bếp gas + điện, lò nướng điện), nguồn cho lò vi sóng (nếu thiết kế vị trí ở tủ dưới), máy nghiền rác dưới chậu rửa… Ở tủ trên cần nguồn cho hút mùi, cho máy sấy bát, nguồn cho đèn soi chậu rửa, nguồn cho đèn các khoang cần chiếu sáng… Trên bề mặt bếp cần ổ cắm nồi cơm điện, máy pha cà phê, máy xay sinh tố, bình đun nước nóng siêu tốc, máy khử ozone… Anh bạn nghe xong ngẩn người: Ôi thế á!
Tất nhiên không phải bếp nào, nhà nào cũng cần đủ nguồn điện cho tất cả các loại thiết bị. Nhưng khi thiết kế phải tính toán kỹ càng và kiến trúc sư cần trao đổi với chủ nhà về nhu cầu hiện tại cũng như tương lai. Nếu có sự chủ động và chuẩn bị tốt, thì khi bổ sung thiết bị, hay “lên đời” sẽ giảm thiểu việc gặp khó khăn.
Thiết kế một căn bếp không khó, để tiện dụng cũng không khó vì thiết bị đã hỗ trợ quá nhiều. Nhưng thiết kế bếp để cùng chủ nhà có thể thổi hồn vào, để bếp trở thành trung tâm ngôi nhà, chắc là không dễ!

Theo Sài gòn tiếp thị